Bệnh Chàm – Eczema là một loại bệnh ngoài da, khá phổ biến ở Việt Nam và trên Thế giới.

Bệnh chàm chiếm đến ¼ trên tổng số các bệnh ngoài da, gây ảnh hưởng không nhỏ đến

sức khỏe, chất lượng cuộc sống và vẻ đẹp thẩm mỹ của người bệnh.

Tinh Bột Nghệ-Công Dụng-Cách Phân Biệt Và Giá Sản Phẩm
Bệnh Chàm - Eczema là một loại bệnh ngoài da
Bệnh Chàm – Eczema là một loại bệnh ngoài da

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị chàm như thế nào..?

  1. Bệnh chàm – eczema là gì?

Là tình trạng viêm da sẩn mụn nước, do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh. Theo

thống kê, 10% dân số thế giới mắc bệnh chàm, ở Hy Lạp nơi đầu tiên phát hiện là 15%.

Tại Việt Nam con số này lên đến 25%..

Bệnh chàm là một loại bệnh da liễu mạn tính, hay tái phát và kéo dài. Mặc dù không ảnh

hưởng đến tính mạng của người bệnh, nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống, và vẻ đẹp

bên ngoài của bệnh nhân, khi không may mắc phải bệnh này.

Bệnh chàm hiện chưa có thuốc chuyên trị đặc hiệu, nhưng việc điều trị triệu chứng và các

biện pháp, tự chăm sóc tại nhà có thể làm giảm, và ngăn ngừa đợt bùng phát của bệnh.

XEM THÊM: CÁI GHẺ-HÌNH DÁNG-ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH TRỊ
+: CÔNG DỤNG BỘT SẮN DÂY VỚI SỨC KHỎE VÀ LÀM ĐẸP
  1. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh chàm – eczema

Bệnh chàm có các dấu hiệu và triệu chứng khá đa dạng, tùy thuộc vào người bệnh. Một

số triệu chứng thường gặp là:

Da khô, Ngứa, đặc biệt ngứa nhiều về đêm

Bệnh chàm có các dấu hiệu và triệu chứng khá đa dạng,
Bệnh chàm có các dấu hiệu và triệu chứng khá đa dạng,

Những mảng da có màu đỏ hay xám nâu thường gặp ở bàn tay, bàn chân, đầu gối, cổ tay,

cổ, phần trên ngực, mi mắt và bên trong nếp gấp khuỷu tay và đầu gối, còn ở trẻ sơ sinh

thường xuất hiện ở mặt và da đầu.

Những mụn nước nhỏ, nổi gồ lên mặt da, có thể rỉ dịch và đóng mày nếu bạn gãi hay cào

xước da. Da trở nên dày hơn, nứt rạn và đóng vảy nhiều, dễ trầy, trở nên nhạy cảm, sưng

phù khi gãi ngứa. Bệnh chàm thường bắt đầu xuất hiện trước 5 tuổi, và có thể kéo dài đến

khi trưởng thành. Với một số người, bệnh bùng phát thành từng đợt có chu kì, và sau đó

sẽ hết hẳn, không có triệu chứng gì.

Viên AZ WhiteThành PhầnCó An Toàn Và Giá cả

“TINH HOA” TÂY PHƯƠNG – MỊN MÀNG TỰ NHIÊN, SÁNG RỠ NGỌC NGÀ.

Thương tổn cơ bản do bệnh chàm

Thương tổn cơ bản do bệnh chàm
Thương tổn cơ bản do bệnh chàm

Mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ. Bệnh thường tiến triển theo 5 giai

đoạn, phản ánh tình hình của mụn nước, mỗi đợt có thể kéo dài từ một vài ngày đến một

vài tuần. Giai đoạn tấy đỏ: Người bệnh bắt đầu ngứa hay là cảm giác nóng rồi trở thành

đỏ phù và nóng. Có thể phù ở những vùng da lỏng lẻo như mi mắt, bao quy đầu. Trên bề

mặt xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng mà sau nầy sẽ tạo thành mụn nước.

Giai đoạn nổi mụn nước bệnh chàm

Giai đoạn nổi mụn nước: Các mụn nước điển hình của bệnh thường phát sớm trên nền da

đỏ, có khi tràn ra vùng da lành. Kích thước nhỏ như đầu đinh ghim, đôi khi có thể to bằng

bọng nước. Mụn nước nhỏ rất nông, chứa dịch trong, sắp xếp thành từng mảng chi chít,

dày đặc. Trên một mảng chàm, do có nhiều đợt mụn nước ở nhiều giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn chảy nước: Mụn nước có thể vỡ ra do người bệnh gãi hoặc vỡ dập tự nhiên, nước

vàng chảy ra, khi thì từng giọt, khi lại dính vào quần áo. Đến giai đoạn này, mảng chàm lổ

chổ nhiều vết trợt hình tròn hay còn gọi là giếng chàm (giai đoạn này dễ bị bội nhiễm).

Huyết thanh thấm ra ngoài, nếu lấy một vật gì đó đậy lại thì sau một thời gian huyết thanh

sẽ tạo thành một mảng dày.

Giai đoạn da nhẵn của bệnh chàm

Giai đoạn da nhẵn: sau một thời gian thì sự xuất tiết giảm, khi chảy nước vàng, huyết thanh

đọng lại trên bề mặt da, tạo thành những vảy tiết dày. Sau một thời gian vảy tiết khô đọng

rồi bong ra, để lộ lớp da nhẵn bóng mỏng như vỏ hành. Giai đoạn này thường diễn ra ngắn.

Giai đoạn da nhẵn như vỏ hành của bệnh chàm
Da nhẵn như vỏ hành của bệnh chàm

Giai đoạn bong vảy da: Lớp da vừa tái tạo, tự rạn nứt bong vảy thành mảng dày hoặc vụn

như cám, hoặc da dày lên, tăng sắc tố, có kẻ ô gọi là liken hóa. Sau một thời gian khá dài

nếu không có mụn nước tái phát, da sẽ trở lại bình thường không có sẹo, bởi vì tổn thương

ở lớp thượng bì.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng bệnh chàm eczema

Ngứa: Đây là triệu chứng cơ bản của bệnh chàm, chúng xuất hiện ngay từ thời kỳ đỏ da

cho đến cuối giai đoạn. Cường độ rất dữ dội, có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ của bệnh

nhân. Khi gãi làm vỡ các dưỡng bào sẽ phóng thích ra các histamin gây ngứa thêm.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng bệnh chàm eczema
Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng bệnh chàm eczema
Các yếu tố làm trầm trọng thêm bệnh chàm đó là:

Hầu hết những người bị chàm, đều có vi khuẩn Staphylococcus aureus trên da của họ. Các

vi khuẩn staph nhân lên nhanh chóng, khi rào cản da bị vỡ và chất lỏng có mặt trên da.

Điều này lần lượt có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

  1. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm – eczama

Bệnh chàm da có liên quan đến nhiều gen, có chức năng tổng hợp các chất bảo vệ da. Khi

các gen này bị lỗi, da bạn sẽ không được bảo vệ tốt và dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố môi

trường, các chất kích thích và dị nguyên.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm - eczama
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm – eczama

Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố: Cơ địa và dị ứng nguyên.

Cơ địa:

Có thể có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử gia đình có người bị chàm, hen suyễn.

Các tác nhân kích thích bên trong, kèm theo có thể bị viêm xoang, xơ gan, viêm đại tràng,

viêm tai xương chũm, các bệnh về thận…

Có thuyết cho rằng do rối loạn thần kinh vận mạch, rối loạn chức năng thận – tiêu hóa

nhưng chưa được chứng minh.

Dị ứng nguyên:

Các thuốc hay gây phản ứng

Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn

xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,…

Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng: vi khuẩn, nấm, siêu vi.

Yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, sự cọ sát, gãi và các tổn thương khác.

Phấn sáp, kem bôi   mặt, thuốc nhuộm tóc.

Một số cây như: sơn, cúc tần, rau đay, tía tô dại, cỏ hoang.

Thức ăn : đặc biệt là các loài tôm, cua, cá, nhộng.

Thức ăn : đặc biệt là các loài tôm, cua, nhộng.
Thức ăn : đặc biệt là các loài tôm, cua, cá, nhộng-Gây dị ứng

Phân tích căn nguyên đi kèm với việc phát sinh ra bệnh chàm thì thấy rằng ngoài một số

yếu tố ngoại lai ra, nhiều bệnh nhân có tình trạng cấp tính hay mạn tính, xúc cảm mạnh,

chấn thương tinh thần, mâu thuẫn trong gia đình hay trong xã hội gây ra những điều kiện

thuận tiện dễ sinh ra bệnh chàm.

  1. Tác hại của bệnh chàm – eczema

Bệnh chàm gây ra cho bệnh nhân cảm giác hết sức khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến

cuộc sống của bệnh nhân. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu.

Các biến chứng của bệnh chàm có thể gồm:

Hen suyễn hay viêm mũi dị ứng: chàm da thỉnh thoảng xuất hiện trước các bệnh này.

Hơn một nửa trẻ em có chàm da sẽ mắc hen suyễn hay viêm mũi dị ứng trước 13 tuổi.

Da ngứa và đóng vảy mạn tính: tình trạng này gọi là viêm da thần kinh (bệnh lichen phẳng)

thường khởi phát với triệu chứng ngứa da. Bạn gãi vùng da này và sẽ cảm thấy ngứa hơn,

và sau đó gãi nhiều hơn như một thói quen. Điều này có thể làm da bạn bị ảnh hưởng,

nhạt màu, trở nên dày và chai cứng hơn.

Nhiễm trùng da: việc gãi da nếu lặp lại nhiều lần sẽ làm nứt da và gây ra các vết loét, trầy

xước ở da. Điều này làm tăng nguy cơ da bị nhiễm trùng với vi khuẩn và siêu vi, trong đó

có vi-rút herpes simplex.

Bệnh chàm gây: Nhiễm trùng da
Bệnh chàm gây: Nhiễm trùng da

Viêm da bàn tay do chất kích thích: chủ yếu gặp ở người lao động mà bàn tay thường

xuyên bị ẩm ướt, hay thường phải tiếp xúc với xà phòng, bột giặt và các chất khác.

Gặp khó khăn khi ngủ: quá trình ngứa rồi gãi sẽ ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ của bạn.

  1. Các phương pháp điều trị bệnh chàm – eczema

Bệnh chàm có thể tồn tại trong thời gian dài. Do đó bạn cần thử nhiều biện pháp điều

trị khác nhau, qua nhiều tháng hay vài năm. Và thậm chí dù điều trị thành công, các dấu

hiệu và triệu chứng cũng có thể quay trở lại bất cứ lúc nào (đợt bùng phát).

Việc nhận biết bệnh sớm rất quan trọng vì bạn có thể bắt đầu điều trị ngay. Nếu các

phương pháp chăm sóc da tại nhà, hay giữ ẩm da không hiệu quả, bạn nên khám bác sĩ

và có thể yêu cầu điều trị.

Bài thuốc dân gian chữa trị bệnh chàm

Người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc dân gian để điều trị bệnh chàm, khắc phục

tình trạng bệnh hiệu quả, an toàn như:

Chìa vôi chữa trị bệnh chàm

Dây Chìa vôi hay còn gọi là dây đậu xương, một vị thuốc nam có tác dụng trị bệnh ngoài

da chàm tổ đĩa, an toàn toàn cho da, các bệnh về xương khớp khá hiệu quả.

Dây Chìa vôi chữa trị bệnh chàm
Dây Chìa vôi chữa trị bệnh chàm

Để điều trị chàm bằng dây chìa vôi người bệnh cần lấy phần ống dây rồi đem phơi sao vàng,

hạ thổ để dùng dần. Khi sử dụng, các bạn lấy 150g dây chìa vôi đã qua chế biến thêm nước

vào đun sôi, để nhỏ lửa khoảng 20 phút. Sau đó chắt lấy nước, đem hứng sương qua đêm

và dùng để uống 1 lần trong ngày. Thực hiện liên tục 3- 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Cây củ ráy chữa trị bệnh chàm

Cây củ ráy được trông khá phổ biến và quen thuộc ở nước ta. Miền Bắc gọi là cây dọc mùng

trắng, miền Nam gọi là cây bạc hà. Thân cây được dùng làm các món ăn và củ của cây có thể

dùng điều trị bệnh chàm tổ đĩa khá hiệu quả.

Cây củ ráy chữa trị bệnh chàm
Cây củ ráy chữa trị bệnh chàm

Để điều trị bệnh các bạn lấy phần thân tiếp giáp với củ, thái lát mỏng/giã nát, đem đun sôi với

nước. Người bệnh dùng nước này ngâm vết ngứa, sau đó lau khô, kết hợp với đó có thể dùng

thêm kháng sinh penicini dạng bột rắc vào sẽ giúp hiệu quả điều trị bệnh cao hơn.

Lá sung, lá đu đủ, kết hợp khoai tây chữa trị bệnh chàm

Lá sung và lá đu đủ có vị chát, tác dụng làm sẽ các vết thương do viêm da, sát trùng hiệu quả.

Khoai tây có tác dụng làm mềm da. Các bạn chỉ cần kết hợp 3 thành phần này lại giã nhuyễn

đắp lên vùng da bị bệnh để qua đêm sáng hôm sau rửa lại vài lần sẽ thấy có hiệu quả.

Lá sung, lá đu đủ, kết hợp khoai tây chữa trị bệnh chàm
Lá sung, lá đu đủ, kết hợp khoai tây chữa trị bệnh chàm
Cây rau sam chữa trị bệnh chàm

Rau sam rửa sạch, đem giã nhỏ đắp vào vùng da bị chàm, dùng liên tục 5 đến 7 ngày là một

trong những bài thuốc chữa bệnh chàm thể nặng cho hiệu quả khá cao. Ngoài ra, các bạn có

thể dùng rau sam sắc đặc lấy nước bôi.

Cây rau sam chữa trị bệnh chàm
Cây rau sam chữa trị bệnh chàm
Lá Trầu không và rau răm chữa trị bệnh chàm

Lá trầu không và rau răm có tính sát khuẩn, khử trùng khá cao nên thường đường dùng để

chữa các bệnh ngoài da phổ biến trong dân gian. Đối với bệnh chàm bài thuốc có tác dụng

làm sạch, khử trùng cho vùng da bị bệnh, trị ngứa và hạn chế sự phát triển của bệnh.

Người bệnh chỉ cần lấy 2 loại lá này đem rửa sạch, đun với nước rồi dùng để rửa, ngâm cho

vùng da bị bệnh. Sau đó lau khô bằng khăn mềm và bôi thuốc mỡ kháng sinh tetracyclin

để tránh nhiễm trùng.

Lá Trầu không và rau răm chữa trị bệnh chàm
Lá Trầu không và rau răm chữa trị bệnh chàm
Lưu ý khi chữa trị bệnh chàm

Trong dân gian có rất nhiều cách hay được áp dụng để chữa bệnh chàm. Tuy nhiên, việc sử

dụng các bài thuốc dân gian chữa trị bệnh chàm thì cần nhiều yếu tố, đòi hỏi tính kiên trì và

thích ứng cơ địa mỗi người mới thấy các bài thuốc dân gian phát huy tính hiệu quả.

Khi bị bệnh chàm người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy như xà phòng, bột giặt,

nước rửa bát,…Các chất có thể gây dị ứng, ngứa cho da như: hồ vữa, xăng dầu, mỹ phẩm…

Hạn chế một số thực phẩm có chất tanh và hàm lượng đạm cao như: thịt gà, tôm, cua, cá…

Không nên gãi hoặc cọ xát lên vùng da sẽ làm tổn thương lan rộng

Điều trị bệnh chàm bằng thuốc tây

+Kem làm giảm ngứa và lành da: có thể bác sĩ sẽ kê loại kem có thành phần kháng viêm.

Thoa lên da theo hướng dẫn sử dụng sau khi dưỡng ẩm. Việc dùng quá nhiều chất này có

thể gây một số tác dụng phụ như làm mỏng da.

+Thuốc kháng sinh: bác sĩ có thể kê một số loại kem kháng sinh nếu da bạn bị nhiễm trùng,

có vết thương hở hay bị nứt rạn da. Ngoài ra, có thể bạn sẽ cần dùng thêm kháng sinh dạng

viên, uống trong thời gian ngắn để điều trị triệt để nhiễm trùng.

+Thuốc kháng viêm dạng viên uống: với các trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê thêm kháng

viêm đường uống. Những thuốc này có thể hiệu quả nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ gây các

tác dụng phụ nghiêm trọng.

Điều trị bệnh chàm bằng thuốc tây
Điều trị bệnh chàm bằng thuốc tây

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Các phương pháp khác

Băng ướt: với bệnh chàm nặng thì bọc băng ướt lên vùng da bị ảnh hưởng có thể có hiệu

quả. Phương pháp này thỉnh thoảng được dùng ở bệnh viện với những bệnh nhân có tổn

thương loét da lan rộng bởi và cần được thực hiện bởi điều dưỡng có kinh nghiệm. Hoặc

nếu có thể bạn cần được sự đồng ý của bác sĩ và được bác sĩ chỉ bảo hướng dẫn về cách áp

dụng phương pháp này tại nhà.

Dùng quang học: phương pháp này dùng cho người bệnh không khỏi với các phương pháp

thông thường hay người có đợt bùng phát đột ngột dù đã điều trị. Cách đơn giản nhất đó là

chiếu một lượng ánh sáng tự nhiên vừa đủ vào da của bạn.

Thư giãn và thay đổi lối sống hành vi: các cách này nhằm làm giảm thói quen hay gãi để giảm

ngứa ở nhiều người.

+ CÁCH DƯỠNG LÔNG MI DÀI ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ
+ CÁCH TRỊ GÀU-HIỆU QUẢ NHẤT BẰNG THẢO DƯỢC

Chữa bệnh chàm bằng đông y

Bài thuốc trị chàm thể nhẹ phong nhiệt: Long đởm tả can thang gia giảm

Hoàng cầm: 8; Chi tử: 12; Qui đầu: 8; Sài hồ: 8; mộc thông: 8; Cam thảo: 2; sinh địa: 8;

Trạch tả: 12; Sa tiền: 8; Thuyền thoái:6 Kinh giới: 12; X truật: 8; Ngưu bàng: 12;

Khổ sâm: 12; N hoàng bá: 8; long đởm thảo: 8

Thuốc dùng bôi ngoài

Thuốc ngâm: Dùng Tô mộc, Kinh giới, sắc đặc ngâm chỗ tổn thương khi nước còn nóng.

Hoặc hàng ngày tắm bằng nước lá tre.

Bài thuốc trị chàm thể Mãn tính

Do phong và huyết táo gây ra: da dày khô, ngứa, nổi cục, có mụn nước, hay gặp ở đầu,

mặt, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, pháp trị: khu phong dưỡng huyết nhuận táo

chàm mãn tính

Bài thuốc: Qui đầu: 12; Thục địa: 20; Bạch thược: 12; xuyên khung: 8; Kinh giới: 16;

X truật: 12; Khổ sâm: 8; Thuyền thoái: 6; Phòng phong: 12 Tiễn bì:  10; Tật lê: 8;

Địa phụ tử: 8;  Hoàng bá: 8; Hy thiêm:  12.

Thuốc dùng bôi ngoài: Thuốc ngâm: Kinh giới, Hy thiêm đều 50g. nấu nước ngâm rửa

làm mềm chỗ da bị xơ cứng và giảm ngứa nhanh

  1. Phòng chống bệnh chàm – eczema

Không nên tắm quá nhiều và tắm lâu.

Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên sau khi tắm.

Tắm nước không quá nóng, sử dụng xà phòng nhẹ.

Tránh sử dụng thực phẩm gây dị ứng.
Tránh sử dụng thực phẩm gây dị ứng.

Hạn chế tiếp xúc các chất kích thích đặc biệt như xà phòng, nước hoa, chất tẩy rửa, đồ

trang sức, những chất gây kích thích.

Mặc quần áo rộng ( các loại vải sợi bông ít khó chịu hơn những loại sợi tổng hợp, len)

Tránh sử dụng thực phẩm gây dị ứng.

Tập thể dục, thiền, các biện pháp tâm lý giảm căng thẳng gây kích thích bệnh chàm.

Tập thể dục, thiền-giảm căng thẳng gây kích thích bệnh chàm.
Tập thể dục, thiền-giảm căng thẳng gây kích thích bệnh chàm.

Đeo găng bảo vệ khi tiếp xúc với công việc hàng ngày, đặc biệt là với những người

thường xuyên tiếp xúc với nước.

Tránh các hoạt động làm đổ mồ hôi nhiêu cũng như thay đổi nhiệt độ cách đột ngột.

Duy trị nhiệt độ mát trong phòng ngủ, quá nóng gây đổ mồ hôi dẫn tới kích ứng ngứa.

Vệ sinh và chăm sóc da cẩn thận ngay khi không xuất hiện biểu hiện của bệnh chàm.

Đối với bệnh chàm, tốt nhất là nên được điều trị càng sớm càng tốt. Trong trường hợp

bạn thấy mình có các biểu hiện của bệnh chàm, bạn nên đi khám bác sĩ để nhận được

sự điều trị kịp thời.

Chào các bạn.

+ RỤNG TÓC VÀ CÁCH TRỊ RỤNG TÓC HIỆU QUẢ NHẤT

+ NÁM DA -CÁCH TRỊ NÁM DA HIỆU QUẢ NHANH NHẤT