Cây Sả mọc chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cũng thích nghi với vùng á nhiệt đới. Các nước châu Á có truyền thống trồng sả có sản lượng xuất khẩu là: Indonexia, Srilanca, Goatemala, Trung Quốc, Ấn Độ, Philipin, Đài Loan…Ở nước ta sả mọc hoang dại ở khắp các vùng trong nước . Nhiều tỉnh đã sản xuất trên diện tích lớn để chưng cất tinh dầu. Do trong thân lá có mùi thơm hấp dẫn và cùng một số hợp chất hữu cơ tốt dùng làm dược liệu để chữa bệnh. Nên đã được con người trồng trọt. Đến nay là mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao của nhiều nước trên thế giới.
Đặc điểm thành phần hoá học và tác dụng dược lý
Tên khoa học: Cymbopogon nardus (Linnaeus) Rendle Cymbopogon flexuosus (Nees ex Steudel) Will. Watson
Họ Hoà thảo: Poaceae (Gramineae)
Thành phần hoá học
Sản phẩm chính của cây sả là tinh dầu được tích luỹ trong thân lá. Hàm lượng tinh dầu biến động từ 0,4 – 2,0 % tuỳ thuộc vào giống, điều kiện vùng sinh thái (khí hậu đất đai) và chế độ chăm sóc, bón phân.
Ví dụ: Giống sả Cymbopogon nardus của Xrilanca từ 0,4 % đến 0,8 %. Nhưng giống sả Cymbopogon winterianus Jowitt ex Bor của Giava hàm lượng tinh dầu từ 0,8 – 2,0 %
Trong tinh dầu sả có nhiều hợp chất có mùi thơm như: Citral, geraniol, acetat, caproat geranyl, dipenten, metylheptenon, carvon và một số ít aldehyd như heptandehyd và citronellol. Trong các hợp chất này thì geraniol, citronellol, citrat có hàm lượng cao nhất.
Giống sả chanh đang trồng ở nước ta, trong tinh dầu có hàm lượng citrat cao hơn giống sả Srilanca (C. nardus). Nên chất lượng tinh dầu tốt hơn. Tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng tinh dầu là phải có hàm lượng genariol cao hơn hàm lượng citral.
Tinh dầu sả là chất lỏng không màu, màu lục nhạt hoặc màu nâu. Loại không màu có chất lượng tốt nhất, điển hình là sả Ấn Độ (Cymbopogon martinii). Có tên thương hiệu là Panmarosa tỷ trọng của tinh dầu sả từ 0,888 – 0,896.
Đặc điểm của cây:
Cây Hoa Cúc–Hoa Oải Hương–Cây Hoa Nhài
tác dụng dược lý
Tinh dầu sả có nhiều hợp chất thơm nên được sử dụng nhiều trong công nghiệp điều chế sản xuất mỹ phẩm. Công nghiệp chế biến xà phòng … Tinh dầu sả có khả năng ngăn chặn một số loại vi khuẩn. Nên được sử dụng dùng làm thuốc để điều trị cảm cúm, viêm mũi hoặc dùng để tẩy uế trong phòng mổ.
Sản xuất và tiêu thụ ở trong nước:
Ở nước ta cây sả đã được trồng từ lâu ở cả hai miền Nam và Bắc. Vào thời thực dân Pháp xâm lược đã trồng sả để chiết xuất tinh dầu. Năm 1957 nhà nước đã có chủ trương khôi phục và phát triển diện tích trồng sả. Tại miền Bắc sả có diện tích lớn ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Dư ơng, Hưng Yên. Diện tích lớn nhất lên tới 1200 ha. Sản lượng tinh dầu đạt cao nhất vào các năm 1974- 1977.
Sản xuất cây sả ở các tỉnh từ miền nam miền Trung, Tây Nguyên, Sông Bé, Đồng Nai, Minh Hải, TP. Hồ Chí Minh rất ít,. Tổng diện tích đạt 325 ha, nơi có diện tích lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh là 235 ha. Và có hai cơ sở chưng cất tinh dầu nhưng sản lượng tinh dầu cũng chỉ đạt (120 – 250 kg/năm). Sự phát triển cây sả ở các tỉnh miền Trung và miền Nam hầu như rất ít được quan tâm. Chỉ trồng chủ yếu là để bán làm gia vị, làm vị thuốc trong dân gian. Chứ chưa trồng để làm nguyên liệu để chưng cất tinh dầu.
Đặc điểm của cây:
Cây Tầm Xuân–Cây Nha Đam–Cây Ôliu–Cây Hạnh Nhân
Đặc tính sinh vật học của cây sả
Sả là một loài hoà thảo dễ mọc, phát triển nhanh, có thể sống trên những đồi thoai thoải. Cây sả không kén chọn đất và hầu như không chiếm đất trồng cây lương thực.
Đặc điểm thực vật
* Bộ rễ sả:
Rễ chùm, mọc tập trung ở đốt thân đầu tiên và có khả năng phát sinh trên tất cả các đốt của thân, nhánh. Trong điều kiện đất tơi xốp giàu chất hữu cơ, bộ rễ có thể phân bố rộng tới hơn 20 cm, ăn sâu xuống mặt đất 15 – 20 cm, rễ ăn sâu nhất không quá 40 cm
Là loài cây hoà thảo nhưng rễ có khả năng chịu hạn khá hơn một số loài hoà thảo khác. Tuy nhiên ẩm độ cao, đất tơi xốp vẫn là điều kiện tốt cho rễ phát sinh, phát triển. Ẩm độ đất thấp (55%) hoặc quá cao (> 80 %) đều rất bất lợi cho rễ phát triển.
* Thân, nhánh cây sả:
Thân cây sả có nhiều đốt, các gốc có đốt rất ngắn chỉ từ 0,2 – 3 cm. Các đốt ở phía trên dài dần nhưng không quá 2 cm. Vì vậy chiều cao cây biến động từ 10 – 20 cm. Trên mỗi đốt mang một mầm lá, một mầm ngủ mọc sole và đai rễ có thể phát sinh nhiều rễ. Nên các đốt của đoạn thân trên cũng phát sinh rễ bất định. Các mầm ngủ phát sinh trên thân khoẻ tạo thành nhánh cấp I, các nhánh cấp I cũng phát sinh ra nhiều nhánh cấp II.
Do vậy ban đầu trồng một cây sả về sau sẽ phát triển thành bụi sả. Trung bình một cây có thể phát sinh 80 – 100 nhánh. Đất tốt đủ dinh dưỡng, đủ ẩm có thể đạt tới 130 – 150 nhánh. Do bẹ lá ôm gần vòng thân và xếp sít nhau nên thân sả phía trên có màu trắng ngà, đoạn gốc thân có màu nâu vàng.
*Lá Sả:
Lá là bộ phận để chưng cất tinh dầu. Gồm có bẹ lá ôm sát thân, có gốc lá và phiến lá dài, mềm hơn bẹ. Chiều dài phiến lá gấp 1,5 – 2 lần bẹ lá. Chiều dài lá biến động rất lớn từ 0,5 – 0,7 m hoặc có thể tới 1,3 – 1,6 m. Khi ta thu hoạch thường cắt phần phiến lá. Số lá trên thân, cành tương ứng với số đốt. Trong kỹ thuật chăm sóc chúng ta cần chú ý để cho cây có tán lá rộng, phiến lá phát triển tốt, năng suất và tỷ lệ tinh dầu cao.
Yêu cầu sinh thái
Khí hậu thích nghi cho cây sả phát triển là 22 – 37 độ C. Lượng mưa trên 1500 mm/năm phân bổ đều từ 100 mm/tháng trở lên là điều kiện thích hợp để cây sả có thể phát triển tốt nhất. Ẩm độ không khí thích hợp là 80 – 85%, ẩm độ đất thích hợp là 70 – 75 %
Cây sả là loại cây rất cần đầy đủ ánh sáng để tiến hành quang hợp và cho sự tích tụ tinh dầu trong tế bào lá. Số giờ nắng trong tháng 180 – 250 giờ (50 – 60 % tổng số giờ ban ngày) thì sinh trưởng tốt.
Khi trồng sả ở những nơi thiếu ánh sáng, lá sả sẽ mỏng và tỷ lệ tinh dầu trong lá thấp. Trồng sả ở những đất dãi nắng lá sả xanh, tỷ lệ tinh dầu trong lá cao.