Cây ngải cứu không chỉ được biết đến là loại lá gia vị để chế biến các món ăn. Mà nó còn là một trong những loại thảo dược có thể dùng để chữa rất nhiều các loại bệnh. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu kỹ hơn về công dụng. Cũng như tác dụng phụ của loại thảo dược này.
Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris L, là loại cây thân thảo thuộc họ Cúc Asteraceae. Sống nhiều năm, thân cây có nhiều những rãnh dọc. Lá ngải cứu không có cuống và lá thường mọc so le nhau. Hai mặt trên dưới của lá có màu khác nhau. Mặt trên có màu xanh thẫm và nhẵn, còn phần phía dưới thì lại có nhiều lông nhỏ màu trắng tro.
Dân gian còn có cái tên khác gọi nó là ngải điệp hay cây thuốc cứu. Cây Ngải cứu có rất nhiều công dụng như giúp lưu thông tuần hoàn máu não, an thai, điều hòa kinh nguyệt…
Ngải cứu là loại thảo dược dùng để chữa rất nhiều các loại bệnh.
Cây Ngải cứu thường được mọc hoang ở khắp các vùng miền trên cả nước. Người ta cũng thường trồng quanh nhà. Ngải cứu phơi khô có thể tích trữ được lâu, lá ngải cứu phơi khô còn được gọi là ngải điệp, tán thành bột vụn và tơi người ta gọi đó là ngải nhung.
Cây Ngải cứu không chỉ được biết là nó có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Mà nó còn là một cây thuốc nam được sử dụng trong việc điều trị bệnh. và được sử dụng rộng rãi ở mọi vùng quê ở Việt Nam.
Ngải cứu là thảo dược rất dễ kiếm không chỉ có công dụng dùng để làm thuốc. Mà ngải cứu còn có công dụng làm đẹp với da mặt. Hãy cùng tham khảo ngay sau đây.
Trong Đông Y, cây ngải cứu vốn được nhiều người biết đến như một loại “thảo dược”. Có tính hơi ôn, vị đắng, có mùi thơm hắc, dùng làm thuốc ôn khí huyết, phong thấp, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do lạnh, kinh nguyệt không đều, thổ huyết, máu cam, sát trùng, kháng khuẩn…
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Cây ngải cứu còn có công dụng tuyệt vời trong lĩnh vực làm đẹp. Giúp chị em có một làn da săn chắc, trắng sáng, mịn màng. Thải độc da và giảm mỡ thừa hiệu quả.
Ngải cứu có thể làm mềm và giữ ẩm cho da khô rất tốt. Với những chị em có làn da nhờn, ngải cứu lại có tác dụng phân giải chất béo. Loại trừ những cặn bã bám trên da, làm sạch da hiệu quả.
Mặt khác, nó còn chứa một số hoạt chất giúp xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân. Nhờ vậy có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt. Vết thương mau lành, nhanh lên da non đồng thời cải thiện tình trạng nứt nẻ, thâm sạm. Nhờ vậy, Cây ngải cứu còn có tác dụng làm trắng da hiệu quả.
Một trong những thành phần có trong ngải cứu là chất tannin. Chất này có tác dụng ngăn cản vết thâm nám phát triển. Tránh mụn nhọt, làm sạch da, chống vi khuẩn vì thế làn da sẽ được làm sáng và tươi trẻ hơn.
Sử dụng nước ngải cứu để tắm hay uống trực tiếp còn có tác dụng tắm trắng và thải độc cho da hiệu quả. Giúp da sáng mịn và khỏe mạnh từ bên trong.
Những cách làm và đắp mặt nạ Cây ngải cứu làm đẹp da
Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh kết hợp với bụi bẩn và tế bào chết hình thành mụn trứng cá xấu xí trên da mặt. Ngải cứu có tính sát khuẩn, kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy đắp mặt nạ ngải cứu sẽ giúp trị mụn khá hiệu quả, se khít các lỗ chân lông.
Đắp mặt nạ ngải cứu sẽ giúp trị mụn khá hiệu quả, se khít các lỗ chân lông
Hướng dẫn cách làm mặt nạ ngải cứu:
– Dùng lá ngải cứu tươi giã nát sau đó đắp lên mặt trong khoảng 20 phút
– Rửa sạch lại với nước lạnh
– Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần. Tình trạng mụn sẽ được cải thiện đồng thời làm da thêm sáng mịn.
Với cách rửa mặt bằng nước ngải cứu thường xuyên này. Bạn sẽ hoàn toàn “chia tay” với đám mụn đáng ghét. Đồng thời giúp da mặt thêm săn chắc, sáng mịn.
Cách thực hiện:
– Dùng 25g lá ngải cứu khô, nấu với 1 lít nước. Đậy kín nồi, đun to lửa cho sôi, tiếp đó giữ nhỏ lửa thêm 20 phút.
– Dùng vải xô lọc lấy nước thuốc, rót vào lọ sạch đã lau khô, cất trong tủ lạnh, dùng dần.
– Mỗi ngày dùng rửa mặt bằng nước ngải cứu. Hoặc thoa đều lên da mặt và các vùng da bị mụn. Hoặc có thể đun nước ngải cứu tắm hàng ngày cũng giúp ngăn ngừa mụn. Làm trắng da, giúp da săn chắc.
Cách làm đẹp da mặt bằng mặt nạ ngải cứu tuy có mang lại hiệu quả. Nhưng bạn cần duy trì trong 1 thời gian dài, hiệu quả chậm và không cao. Hơn nữa với phụ nữ ở độ tuổi ngoài 30 thì ngải cứu khó có thể làm biến mất các nếp nhăn chảy xệ. Vì vậy, chị em có thể tham khảo phương pháp căng da mặt bằng chỉ sinh học. Không phẫu thuật, giúp trẻ hóa làn da, mờ nếp nhăn và căng da mặt hiệu quả.
Theo một số những nghiên cứu cho rằng: Trong thành phần của ngải cứu có các polyphenol có lợi cho sức khỏe. Các loại axit amin, andenin có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Giúp kháng viêm, cầm máu, điều hòa khí huyết, kinh nguyệt,…
Để chữa các vấn đề đau nhức xương, bạn có thể dùng khoảng 300gram ngải cứu giã nát, cho thêm khoảng 2 muỗng mật ong rồi vắt lấy nước để uống. Dùng nước này uống trong 2 bữa trưa và chiều, dùng liên tục trong khoảng 2 tuần.
Cây ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt:
Lá ngải cứu có thể giúp cho chị em có thể điều hòa tốt kinh nguyệt, các triệu chứng như đau bụng, kinh nguyệt không đều sẽ được giảm một cách rõ rệt. Nữ giới có kinh khoảng trước đó 1 tuần, hàng ngày bạn có thể hãm ngải cứu với nước sôi uống nhà trà hoặc có thể sắc nước uống chia thành 3 lần và uống đều trong ngày. Nếu kinh nguyệt không đều thì từ ngày bắt đầu có kinh cho đến ngày hết kinh sử dụng 10 gram lá ngải khô sắc với 300ml nước và dùng nước đó uống thành 2 lần trong ngày.
Cây ngải cứu giúp an thai tốt cho bà bầu:
Ăn ngải cứu khi mang thai sau 3 tháng an toàn cho bé, không có tác dụng phụ gây kích thích tử cung vì vậy không gây tình trạng sảy thai. Những người mang thai mà có chứng đau bụng, ra máu thì bạn có thể dùng 16 gram lá ngải cứu và 16 gram lá tía tô sắc với 500ml nước cho đến khi còn khoảng 150ml, bạn đem nước đó chia ra uống thành 3 – 4 lần trong ngày.
Cây ngải cứu giúp an thai tốt cho bà bầu
cây ngải cứu Sơ cứu vết thương rất hiệu quả:
Lá ngải cứu đem đi rửa sạch, giã nát và thêm một chút muối đắp lên vết thương. Có thể giúp bạn cầm máu và giảm nhanh các triệu chứng đau nhức.
cây ngải cứu Giúp lưu thông khí huyết:
Bạn có thể bổ sung món trứng rán với lá ngải cứu vào trong mâm cơm của bạn. Món ăn ngon rẻ, dễ làm sẽ giúp cho bạn lưu thông và tuần hoàn máu lên não rất tốt.
Giúp kích thích ăn ngon: Trong thành phần của lá Cây ngải cứu có chứa Andenin và cholin cấu thành lên vitamin . Có tác dụng tích cực trong việc chuyển hóa các chất, kích thích quá trình ăn. Giúp bạn có thể ăn ngon hơn. Giảm được tình trạng biếng ăn, thấp còi ở trẻ em. Và giúp người già có thể ăn ngon miệng hơn.
Cây ngải cứu Trị các bệnh như đau đầu, ho, cảm cúm, đau họng:
Bạn có thể thể sử dụng 300 gram ngải cứu, tía tô 100 gram , lá sả 50 gram, tần dầy lá 100 gram đem tất cả đun với 0,5 lít nước. Bạn có thể sử dụng uống trong ngày vào lúc khát, sử dụng liên tục trong 5 ngày.
Giảm mỡ bụng: Có thể dụng 1kg muối rang với 1 bó ngải cứu cho đến khi ngải mùi, cho hỗn hợp vào 1 túi nhỏ chườm bụng 2 lần mỗi ngày sẽ có tác dụng giúp giảm mỡ bụng hiệu quả.
Cây ngải cứu Trị các bệnh như đau đầu, ho, cảm cúm, đau họng
Tránh dùng Cây ngải cứu trong một số trường hợp sau:
Những người không được dùng ngải cứu
Sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ rất tốt co việc chữa và điều trị bệnh. Tuy nhiên một số trường hợp sau đấy nếu sử dụng cây ngải cứu thì tậm chí tình hình bệnh ngày càng trở nên xấu đi hơn:
Những bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh viêm gan: Khi ăn ngải cứu vào thì sẽ gây rối loạn chuyển hóa của các tế bào gan khiến da vàng đi, nước tiểu đục…
Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu: Đây là thời điểm nhạy cảm của chị em phụ nữ chính vì thế mà không nên dùng bất kỳ loại dược liệu nào để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
Bệnh nhân bị rối loạn đường ruột: Đối với bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thì tuyệt đối không được sử dụng ngải cứu vì có thể dẫn tới những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Độc tính từ Cây ngải cứu có thể tác động đến thần kinh trung ương. Việc dụng quá mức sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể làm run giật tay chân.
Cảm ơn vì các bạn đã đọc bài viết về công dụng của cây ngải cứu này, chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe.