Cái ghẻ, thuộc lớp nhện (Arachnida), họ Sarcoptidae, là một loại mạt ký sinh thường xuyên
trong da nhiều loài động vật hữu nhũ.
CÁI GHẺ GÂY BỆNH GHẺ NGỨA-ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH
Chủng gây bệnh ở người là Sarcoptes scabiei , giống hominis. Chủng gây bệnh cho thú nuôi,
hoặc thú hoang dại, cũng có thể nhiễm cho người, nhưng do tính đặc hiệu hẹp về ký chủ, nên
bệnh thường tự giới hạn trong một thời gian ngắn. Bệnh ghẻ ngứa có tính lây cao, có thể
phát triển thành dịch trong cộng đồng, và trong bệnh viện. Nói chung, ghẻ ngứa không gây
tác hại trầm trọng, nhưng nếu không điều trị, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm
cho bệnh nhân.
Công Dụng Của Nghệ-Với Sức Khỏe Và Làm đẹp
Cách Phân Biệt Tinh Bột nghệ Nguyên Chất
Tinh Bột Nghệ Giá Bao Nhiêu Và Mua Ở Đâu Chất Lượng Nhất?
Tinh Bột Nghệ-Công Dụng-Cách Phân Biệt Và Giá Sản Phẩm
Bán Tinh Bột Nghệ Nguyên Chất Đảm Bảo Không Pha Trộn
Công Dụng Của Mật Ong Với Sức Khỏe Và Làm Đẹp
Cách Phân Biệt Mật Ong Nguên Chất
Giá Mật Ong Rừng Nguyên Chất Trên Thị Trường Bao Nhiêu?
Cách Trị Ghẻ Ngứa Dân Gian Hiệu Quả Từ Thảo Dược
-
Hình dạng và chu trình phát triển của Cái ghẻ
Hình dạng Cái ghẻ
Tinh Bột Nghệ-Công Dụng-Cách Phân Biệt Và Giá Sản Phẩm
Con ghẻ trưởng thành màu trắng,hơi ngã vàng, hình dáng bầu dục, kích thước con cái khoảng
(330 – 450 micrômét), con đực (200 – 240 micrômét), bộ phận miệng kiểu nhai, có tám chân
ngắn. Ở con cái, tận cùng hai cặp chân trước là giác hút hình chuông, hai cặp chân sau là
lông cứng dài. Trong khi ở con đực, chỉ cặp chân thứ ba kết thúc bằng sợi lông cứng dài, các
cặp chân còn lại đều có giác hút tận cùng. Mặt bụng cái ghẻ phẳng, rải rác một ít lông tơ và
lông cứng. Mặt lưng hơi lồi, có nhiều lông và nhiều rãnh ngang gần như song song với nhau
trừ một vùng trơn láng ngay dưới đầu. Giữa lưng có nhiều gai hình răng, một vài nơi xuất
hiện gai hình ngón tay. Số lượng, vị trí và hình dạng cấu trúc gai ở mặt lưng, giúp định danh
cái ghẻ Sarcoptes scabiei-
Trứng nó hình bầu dục, trong suốt, vỏ mỏng, kích thước (170 micrômét x 92 micrômét).
*:CÔNG DỤNG CỦA DẦU DỪA VỚI SỨC KHỎE VÀ LÀM ĐẸP
Chu trình phát triển của cái ghẻ
Sau khi xâm nhập vào da ký chủ, con ghẻ tạo nên các đường hầm ngoằn ngoèo, phá hủy mô
dưới da làm thức ăn, và làm nơi trú ngụ. Những đường hầm này chỉ giới hạn ở lớp sừng của
thượng bì, trừ trường hợp bệnh ghẻ Nauy, mạt ghẻ có thể xâm lấn sâu hơn. Mỗi ngày chúng
đào khoảng 2 – 3mm, thường hoạt động mạnh vào ban đêm.
Trứng được đẻ trong đường hầm, dọc theo hướng di chuyển của cái ghẻ, mỗi lần khoảng 2–3
trứng. Sau 3–5 ngày trứng nở ra ấu trùng chỉ có 6 chân. Ấu trùng rời bỏ đường hầm lên mặt
da, xâm nhập vào nang lông hoặc chui vào lớp vảy thượng bì, tạo nên các bọc rất khó thấy
bằng mắt thường. Chúng sống trong các bọc này, và lột xác hai lần thành con trưởng thành.
Thời gian cần thiết cho một chu kỳ phát triển của cái ghẻ là 8–15 ngày. Đời sống con ghẻ kéo
dài khoảng 4 – 5 tuần. Con cái đẻ trứng suốt thời gian này với khoảng cách 2 – 3 ngày 1 lần.
-
Đặc điểm bệnh cái ghẻ (ghẻ ngứa)
Bệnh gặp khắp nơi trên thế giới, nhất là các nước kém phát triển. Nhóm nguy cơ cao bao
gồm những người sống tập thể, chen chúc, có vệ sinh cá nhân kém, như dân cư khu nhà ổ
chuột, tù nhân, quân nhân… Tần suất bệnh hàng năm vào khoảng 300 triệu ca, trên toàn
thế giới và có khả năng phát dịch.
Bệnh lây truyền từ người sang người chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp, nhất là qua hoạt động
tình dục, đôi khi gián tiếp qua giường chiếu, quần áo, khăn lau…của bệnh nhân. Sự lây
nhiễm do tiếp xúc với thú nuôi cũng có thể xảy ra, nhưng các chủng của động vật, kém
thích nghi trên cơ thể người, vì vậy bệnh không kéo dài và thường tự giới hạn.
*XEM THÊM: TĂNG VÒNG 1-CÁCH TĂNG VÒNG 1 HIỆU QUẢ
-Viên uống AZ White – Dưỡng trắng da hiệu quả từ A đến z
-
Bệnh lý bệnh ghẻ ngứa-nhiểm cái ghẻ
Các biểu hiện bệnh lý của ghẻ, chủ yếu là kết quả sự đáp ứng quá mẫn muộn (type 4)
đối với các chất tiết ra của cái ghẻ, hơn là do sự hiện diện các vật thể lạ trong da, cũng
như do các hoạt động của cái ghẻ. Đáp ứng này gây ra các phản ứng dị ứng ở vùng da
bị nhiễm đôi khi lan rộng hơn vị trí xâm nhập của con ghẻ. Khảo sát mô bệnh học cho
thấy các tế bào T và đại thực bào (nhưng rất ít tế bào B) thâm nhiễm dày đặc ở vùng
quanh huyết quản lan rộng đến vùng thượng bì gần nơi cái ghẻ ký sinh.
Phản ứng toàn than, thể hiện bởi sự gia tăng bạch cầu, ái toan và hiệu giá kháng thể IgE
giảm dần trong vòng 1 năm. Một chứng cứ khác của hiện tượng quá mẫn trong bệnh học
cái ghẻ, là các triệu chứng xuất hiện nhanh hơn, khi bị tái nhiễm đầu tiên là 2 – 6 tuần,
nhưng chỉ 1 – 4 ngày trên những người đã được mẫn cảm bởi lần nhiễm trước.
3.1: Nhiễm cái ghẻ – ghẻ ngứa thể thông thường
Bệnh khởi đầu một cách âm thầm, không rõ ràng, thường được cho là vết muỗi chích hoặc da
khô. Sự gãi do ngứa sẽ phá hủy đường hầm, giúp ghẻ lan rộng trên da bệnh nhân.
Sau 2 – 8 tuần, ngứa bộc phát dữ dội nhiều nơi trên cơ thể, đặc biệt về đêm, là biểu hiện đặc
trưng của bệnh. Quan sát vùng da bị ngứa có thể thấy các mụn nước nhỏ, sẩn gai nhưng các
biểu hiện này, thường bị phá hủy ngay do gãi, hoặc do bệnh nhân thoa các loại thuốc không
đặc hiệu như antihistamine, steroids. Đường hầm xuất hiện trên da dưới dạng kẻ ngoằn ngoèo,
dài khoảng 2 – 15mm, màu hồng nhạt, hơi gồ cao, đoạn cuối hơi nở rộng, đôi khi thấy cái ghẻ
dưới dạng một chấm đen.
Sẩn gai và các mụn nước nhỏ như đầu kim được phân bổ rời rạc, là dấu hiệu rất thường gặp ở
trẻ em. Các sang thương do cái ghẻ khu trú một cách điển hình ở kẽ và mặt bên các ngón, mặt
bên bàn tay, bàn chân, cổ tay, vùng nách, vùng quanh rốn, thắt lưng, bẹn, bìu, nếp dưới vú, bả
vai. Ở trẻ em, ghẻ có thể tấn công vùng đầu, mặt, cổ.
Các tổn thương ban đầu do ngứa gãi, có thể dẫn đến những biến chứng như chàm rỉ nước,
bội nhiễm vi trùng, hoặc nặng hơn như nhiễm trùng huyết, viêm vi cầu thận cấp do liên cầu
trung tiêu huyết. (Streptococcus β hemolytique).
3.2: Nhiễm cái ghẻ – Ghẻ Nauy (do cái ghẻ Sarcoptes scabiei đóng mài cứng)
Ghẻ Nauy là một dạng viêm da bong vảy, và đóng mài cứng do Sarcoptes scabiei. Tổn thương
có thể lan rộng toàn thân, với sự xuất hiện những nốt giống như mụn cóc. Đôi khi da vùng mặt
cũng bị bong vảy và tóc rụng nhiều. Khác với thể thông thường, ngứa không phải là biểu hiện
chính của bệnh, và thường không xảy ra. Bệnh có khuynh hướng gặp ở những người suy giảm
miễn dịch do ung thư máu, ghép cơ quan, nhiễm HIV, suy dinh dưỡng nặng… Mật độ ký sinh
trùng rất cao, có thể lên đến hàng ngàn, hoặc thậm chí hàng triệu con trên một bệnh nhân.
-
Chẩn đoán bệnh ghẻ ngứa-nhiễm cái ghẻ
Chẩn đoán định hướng
Ngứa về đêm, và sự phân bố đặc biệt, của các sang thương trên cơ thể bệnh nhân, rất có giá
trị trong định hướng bệnh. Ngoài ra tính tập thể của bệnh, cũng là một yếu tố dịch tễ quan
trọng góp phần vào chẩn đoán.
Xác định chẩn đoán: Cái ghẻ gây bệnh
Chẩn đoán được xác định, khi tìm thấy một trong các giai đoạn phát triển của cái ghẻ, hoặc
các hạt phân do con ghẻ thải ra, trong đường hầm hoặc trong các mụn nước.
Lựa chọn sang thương để lấy bệnh phẩm cái ghẻ
Đường hầm : Dùng kíp lúp quan sát các vùng bị tổn thương để xác định nơi có đường hầm.
Nhỏ một giọt mực xanh hoặc đen lên vị trí này để làm hiện rõ đường hầm. Thấm lượng mực
thừa trên mặt da bằng miếng gòn tẩm alohol.
Thu thập bệnh phẩm ở cuối đường hầm (phần hơi nở rộng) có thể tìm thấy con ghẻ cái.
Mụn nước : Chọn các mụn nước còn nguyên vẹn để lấy mẫu.
Sẩn : Thường không tìm thấy con ghẻ trong các sẩn, vì sang thương này chủ yếu là kết quả
của phản ứng quá mẫn, hơn là từ sự lâm sàng.
Thu thập bệnh phẩm cái ghẻ
Dùng dao mổ cạo nhẹ trên sang thương, để phá vở đường hầm hoặc mụn nước. Bệnh phẩm sẽ
dính lên đầu mũi dao. Đặt bệnh phẩm lên phiến kính dày đã nhỏ sẵn 1 – 2 giọt KOH 20%. Đậy
phiến kính mỏng lên phết ướt và quan sát dưới kính hiển vi.
KOH có thể hủy các hạt nhân. Vì vậy có thể dùng dầu soi kính, hoặc dầu khoáng thay cho KOH:
Nhỏ một giọt dầu lên vùng sang thương đã chọn, sau đó cạo lấy bệnh phẩm. Đặt bệnh phẩm
lên phiến kính, thêm 1 – 2 giọt dầu và khuấy kỹ để các đám tế bào vẩy da phân tán đều, không
che lấp KST và hạt nhân. Dầu giúp bệnh phẩm dính tốt hơn lên mũi dao, và lên tấm kính đồng
thời không làm tan các hạt nhân.
Phương pháp dán băng keo trong cũng được sử dụng nhưng kém hiệu quả hơn.
Quan sát dưới kính hiển vi
Quan sát bằng kính hiển vi để tìm cái ghẻ, trứng và các hạt nhân. Nếu dùng dầu thay KOH, có
thể thấy con ghẻ cử động, và các hạt nhân xuất hiện dưới dạng những hạt tròn, hoặc bầu dục,
màu nâu vàng, kích thước khoảng 30 x 15 µm.
-
Điều trị bệnh ghẻ ngứa
Nguyên tắc
Điều trị bệnh nhân, và tất cả các thành viên trong gia đình bệnh nhân, dù có ngứa hay không.
Phối hợp với vệ sinh cá nhân, khử trùng quần áo, chăn màn, giường chiếu của bệnh nhân,
bằng cách luộc sôi, phơi khô ngoài trời nắng.
Khi thoa thuốc phải thoa trên bề mặt da, từ đỉnh đầu đến bàn chân đối với ghẻ Nauy, và trẻ
em bị ghẻ ngứa thông thường; từ cổ đến chân cho các trường hợp ghẻ thường ở người lớn.
Để thuốc tác dụng trong vòng 8 – 12 giờ, sau đó tắm rửa sạch.
Nếu còn mầm bệnh, 1 tuần sau lặp lại điều trị, nhất là khi sử dụng các thuốc không tác dụng
trên trứng cái ghẻ.
Các thuốc thoa sẽ thấm tốt vào lớp thượng bì, nếu độ ẩm trên da tăng, nhưng đồng thời cũng
làm tăng nguy cơ hấp thụ vào cơ thể, vì vậy cần lưu ý khi sử dụng các thuốc có độc tính cao.
Thuốc đặc hiệu trị cái ghẻ
Crème Elimite (crème permethrine5%):
Dạng tổng hợp của pyrethrin, có khả năng diệt tất cả các giai đoạn của cái ghẻ kể cả trứng nên
chỉ cần thoa một lần, rất hiệu quả và ít độc, hiện nay là lựa chọn đầu tiên trong điều trị bệnh.
Lindane (gamma benzene hexachloride):
Được sản xuất dưới dạng thoa (crème, dung dịch) hoặc xà bông tắm. Thuốc tác dụng lên các
giai đoạn của cái ghẻ, nhưng hơi kém hiệu quả hơn permethrine, và còn nhiều tranh cãi, về
khả năng gây độc thần kinh của Lidane, vì vậy không nên dùng cho các bệnh nhân có tiền sử
bệnh thần kinh, trẻ em đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Sự kháng
thuốc đã bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi.
Sulfur dạng thuốc mỡ 6%:
Loại này Không diệt được trứng cái ghẻ, thoa mỗi ngày 1 lần, thoa trong 3 ngày,hiệu quả cao
và an toàn khi dùng, nhưng gây mùi khó chịu, và nhuộm vàng da, mất thẩm mỹ.
Eurax (10% crotamiton, N-ethyl-o-crotonotoluidide
Dạng kem hay dung dịch, dùng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi, thoa mỗi ngày 1 lần trong 5 ngày
liên tiếp, tác dụng kém hơn permethrine và lindane.
Điều trị hỗ trợ
* Phối hợp kháng sinh nếu bị nhiễm trùng.
* Chống ngứa bằng antihistamine.